Ngân hàng thường cung cấp hình thức vay tín dụng nhằm hỗ trợ khách hàng giải quyết các nhu cầu tài chính nhanh chóng (kinh doanh, mua nhà, mua xe, xây dựng/sửa chữa nhà ở, mua sắm nội thất, chăm sóc y tế, du lịch,…). Vậy cụ thể thì vay tín dụng là gì, có lợi ích như thế nào? Mời khách hàng cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau.
Vay tín dụng là hình thức ngân hàng, tổ chức tài chính cấp vốn cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu vay tiền để phục vụ cho các nhu cầu trong cuộc sống với khoảng thời gian nhất định. Theo đó, lãi suất vay tín dụng do bên cho vay quyết định và nằm trong mức lãi suất mà nhà nước quy định.
Để trả lời câu hỏi có nên vay tín dụng ngân hàng hay không, khách hàng nên cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro để đưa ra quyết định.
Theo đó, vay tín dụng mang đến cho khách hàng cơ hội được cấp vốn kịp thời, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Đồng thời, với hình thức vay này, ngân hàng cho phép thanh toán nợ gốc và lãi vay trả dần theo thời gian, giúp khách hàng giảm áp lực tài chính.
Tuy nhiên, nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn thì sẽ phát sinh phí trễ hạn, lịch sử tín dụng không tốt,… Nhưng nếu có kế hoạch trả nợ khoản vay rõ ràng thì khách hàng có thể tránh được những rủi ro này.
Như vậy có thể thấy rằng, vay tín dụng vẫn là giải pháp tài chính thiết thực trong cuộc sống hiện đại.
Vay tín dụng là giải pháp tài chính thiết thực giúp khách hàng đáp ứng các nhu cầu cần thiết như mua nhà, mua xe, đầu tư, kinh doanh,…
Hiện nay có các loại hình tín dụng ngân hàng như:
Vay thế chấp
Đây là hình thức cho vay của ngân hàng có yêu cầu tài sản đảm bảo thuộc quyền sở hữu của người vay. Khách hàng có thể vay thế chấp các tài sản có giá trị lớn như bất động sản, xe cộ, sổ tiết kiệm,…
>> Bài viết liên quan:
Vay tín chấp
Đây là hình thức cho vay không yêu cầu tài sản thế chấp mà cần khách hàng đảm bảo bằng độ uy tín, thu nhập, lịch sử tín dụng,… Khách hàng có thể lựa chọn vay tiêu dùng, thẻ tín dụng,… để được tiếp cận nguồn vốn đáp ứng nhu cầu tài chính.
>> Có thể bạn quan tâm: Phân biệt vay tín chấp và vay thế chấp
Vay trả góp
Vay trả góp là hình thức vay mà khách hàng có thể trả dần khoản vay gốc kèm theo tiền lãi định kỳ. Trong đó hình thức vay trả góp phổ biến hiện nay là vay mua xe, mua nhà trả góp,…
Nên chọn hình thức vay nào sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mục đích vay, điều kiện vay, khả năng chi trả,… Khách hàng nên cân nhắc thật kỹ hoặc có thể nhờ chuyên viên ngân hàng tư vấn để có quyết định phù hợp.
Lãi suất vay tín dụng của ngân hàng được tính theo 2 cách:
Cách tính lãi suất vay theo số dư nợ gốc
Lãi suất khoản vay cố định, không thay đổi trong suốt thời gian vay. Công thức tính lãi như sau:
Lãi suất hàng tháng = Số tiền vay * lãi suất/12(tháng)
Cách tính lãi suất vay theo số dư nợ giảm
Số tiền lãi được tính theo số dư nợ thực tế (tiền lãi sau khi đã trừ đi khoản tiền gốc mà khách hàng đã trả trước đó).
Nếu khách hàng chưa rõ về cách tính lãi suất vay tín dụng thì có thể nhờ chuyên viên ngân hàng hỗ trợ.
Điểm tín dụng là chỉ số biểu thị độ uy tín của người vay thông qua lịch sử tín dụng với các ngân hàng, công ty tài chính. Chỉ số này được quản lý bởi Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) và được tính toán, đánh giá theo các quy tắc xếp hạng, tiêu chuẩn quốc tế.
Điểm tín dụng được cấu tạo với 5 thành phần chính gồm:
- Lịch sử thanh toán nợ (35%): Lịch sử thanh toán nợ thể hiện quá trình vay của khách hàng thông qua việc trả tiền đúng hay trễ hạn, có trả hết nợ hay không,…
- Các khoản nợ tín dụng (30%): Yếu tố này phản ánh các khoản nợ và tỷ lệ nợ tín dụng của khách hàng theo thời gian.
- Thời gian có lý lịch tín dụng (15%): Được tính theo tổng thời gian khách hàng tham gia thị trường tín dụng.
- Tín dụng mới (10%): Phát sinh thêm các khoản vay mới ảnh hưởng đến điểm tín dụng của cá nhân, đặc biệt là mở nhiều thẻ hoặc khoản vay trong thời gian ngắn.
- Hình thức tín dụng (10%): Đây là toàn bộ thông tin về hình thức tín dụng cá nhân đã sử dụng bao gồm vay tiêu dùng, vay mua nhà, thẻ tín dụng,…
Ngân hàng dựa vào điểm tín dụng của khách để xét duyệt khoản vay có đáp ứng điều kiện không. Để cải thiện điểm tín dụng, khách hàng có thể áp dụng một số cách như:
- Không chi tiêu vượt quá khả năng chi trả, không sử dụng vượt 30% hạn mức tín dụng.
- Thanh toán khoản nợ đúng hạn, trả hết nợ hàng tháng.
- Hạn chế mở nhiều khoản vay trong thời gian ngắn vì có thể làm giảm điểm tín dụng.
- Thường xuyên kiểm tra hồ sơ tín dụng và điều chỉnh khi cần thiết.
Trên đây là những thông tin giúp khách hàng nắm rõ hơn về vay tín dụng là gì. Để có trải nghiệm vay vốn thuận lợi, hiệu quả, hạn chế rủi ro, khách hàng nên lựa chọn ngân hàng tin cậy, uy tín trên thị trường.